Quy định về thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà xưởng tốt nhất hiện nay

Xây dựng nhà xưởng cần đảm bảo những quy định bắt buộc về pháp lý. Trong đó quan trọng nhất là 5 quy định về xây dựng nhà xưởng sau đây. Hãy theo dõi ngay để hoàn thiện công trình nhà xưởng nhanh chóng và suôn sẻ nhất.

Quy định về đất xây dựng nhà xưởng

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, nhà xưởng công nghiệp được xây dựng tại những khu đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Bao gồm đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản và sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp khác.

Đối với đất nhà ở doanh nghiệp hoàn toàn được phép xây dựng nhà xưởng công nghiệp. Đây là một trong những chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng sản xuất, góp phần xây dựng đất nước.

Đối với đất nông nghiệp thì việc xây dựng nhà xưởng là không thể. Bởi theo quy định, đất nông nghiệp chỉ được phép sử dụng vào các mục đích như trồng trọt, canh tác nông nghiệp, sản xuất, chăn nuôi. Nếu xây dựng nhà xưởng ở những khu vực là đất nông nghiệp thì bị coi là sử dụng đất sai mục đích và vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vẫn muốn xây dựng thì bắt buộc phải tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất đầy đủ theo quy định của Nhà nước.

Thủ tục xin chuyển đổi quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy tờ tùy thân của người sử dụng đất

Quy trình xin cấp phép chuyển đổi quyền sử dụng đất:

  • Bước 1Mang toàn bộ các loại giấy tờ, thủ tục đã chuẩn bị trên đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để nộp hồ sơ.
  • Bước 2Cơ quan chức năng tiến hành tiếp nhận và thẩm định hồ sơ và trả kết quả cho doanh nghiệp.

Quy định về thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà xưởng

Khi mảnh đất là khu vực được phép xây dựng nhà xưởng thì doanh nghiệp có thể tiến hành thi công xây dựng. Song trước khi thực hiện thi công nhà xưởng, doanh nghiệp cần xin cấp giấy phép. Đây là quy định bắt buộc và được thể hiện rõ theo Luật Xây dựng 2014 – Điều 89.

Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Và khi đã được các cơ quan chức năng cấp phép xây dựng thì việc thi công nhà xưởng được coi là hợp pháp. Để xin cấp phép xây dựng, doanh nghiệp cần thực hiện theo trình tự và đầy đủ các thủ tục. Việc chuẩn bị các thủ tục chu đáo, đầy đủ cũng như nắm rõ quy trình thực hiện sẽ giúp quá trình xin cấp phép xây dựng được nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ để thi công nhà xưởng.

Quy định mật độ xây dựng nhà xưởng

Mật độ xây dựng là một trong những quy định quan trọng và cần phải được quan tâm, tìm hiểu rõ ngay từ khi lên bản vẽ thiết kế. Điều này nhằm đảm bảo tính hiệu quả, yếu tố pháp lý của công trình và cảnh quan chung cho khu vực xung quanh nhà xưởng.

Mật độ xây dựng nhà xưởng là tỷ lệ đất mà công trình nhà xưởng chiếm trên tổng diện tích toàn bộ lô đất. Mỗi vùng đất sẽ có mật độ xây dựng riêng và được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng – QCVN 01:2019/BXD. Mật độ xây dựng sẽ phụ thuộc vào chiều cao công trình và diện tích của lô đất.

Chúng tôi xin giới thiệu dịch vụ  : https://ansako.com/  uy tín nhất việt nam

Bảng tra cứu về mật độ cho phép xây dựng công trình nhà xưởng

 Quy định thiết kế nhà xưởng công nghiệp

Quy định thiết kế nhà xưởng là những quy định của pháp luật về thông số kỹ thuật, kích thước, quy cách thi công từng hạng mục trong nhà xưởng mà doanh nghiệp, nhà thầu cần phải tuân thủ. Đây là yếu tố giúp đánh giá chất lượng tổng thể công trình nhà xưởng sau khi hoàn thiện.

Với những công trình nhà xưởng tuân thủ theo các quy định thiết kế sẽ đảm bảo quá trình thi công được thuận lợi, đúng tiến độ. Đồng thời, khi nhà xưởng đi vào hoạt động sẽ giúp quá trình vận hành nhà xưởng đạt hiệu quả và an toàn cho người lao động khi làm việc.

Các quy định về thiết kế nhà xưởng cụ thể như sau:

  • Quy định thiết kế nền nhà xưởng: Với hạng mục nền móng nhà xưởng cần tuân theo các quy định trong TCVN 2737 – 1995 của Bộ Xây dựng. Trong đó, cao độ mặt trên của móng phải thấp hơn mặt nền với độ chênh lệch 2.0m với cột thép; 0.5m với cột có khung chèn tường; 0.15m với cột bê tông cốt thép.
  • Quy định thiết kế mái, cửa mái nhà xưởng: Dựa vào vật liệu làm mái sẽ có những quy định khác nhau về độ dốc của mái. Với tấm lợp amiăng xi măng cho phép độ dốc từ 30% – 40%. Tấm lợp tôn múi độ dốc là 15% – 20%. Mái ngói có độ dốc từ 50% – 60%. Còn độ dốc của tấm lợp bê tông cốt thép là từ 5% – 8%.
  • Quy định thiết kế tường bao quanh: Tùy thuộc vào vật liệu làm tường và vách ngăn mà có những quy định cụ thể khác nhau. Nếu tường làm bằng vật liệu nhẹ thì chân tường cần được xây bằng các vật liệu chắc chắn như: bê tông cốt thép, gạch,…Chân tường cũng cần tuân thủ các thông số kỹ thuật riêng tùy theo quy mô và đặc tính nhà xưởng.
  • Quy định thiết kế cửa sổ, cửa đi: Hệ thống cửa đóng vai trò quan trọng để đảm bảo thông gió và tận dụng ánh sáng tự nhiên. Để tối ưu được mục đích này, cửa sổ nên thiết kế với độ cao từ 2.4m trở xuống kể từ mặt sàn và đảm bảo đóng, mở tốt. Với tất cả hệ thống cửa cần lắp thành khung cố định chắc chắn để chống gió, bão.

Tổng kết

Để giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn cụ thể các quy định về xây dựng nhà xưởng, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.